Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng đầu năm 2019 đạt 6,98% - mức cao nhất trong 9 năm qua. Với kết quả này, ông Vikram Kohli, Tổng Giám đốc Khu vực Đông Nam Á của CBRE khẳng định, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới.
Trong bức tranh chung đầy lạc quan của nền kinh tế, thị trường bất động sản Việt nửa đầu năm 2019 cũng đón nhận nhiều thương vụ giao dịch M&A có giá trị lớn như CapitaLand hoàn tất mua lại Ascendas and Singbridge Pte. Ltd; Hòa Bình bán cổ phiếu cho Hyundai Elevator hay VinaCapital Ventures công bố đầu tư 4 triệu USD vào công ty công nghệ môi giới bất động sản Rever… Đây chỉ là một vài trong rất nhiều yếu tố góp phần thể hiện sự khởi sắc rõ nét của thị trường, khẳng định vị thế tâm điểm mới, đồng thời chỉ ra xu hướng lựa chọn đầu tư lâu dài tại Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế.
Bên cạnh các quỹ ngoại, thị trường căn hộ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng trở thành điểm sáng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng trong và ngoài nước nhờ vào nhiều lý do.
Hãy cùng điểm danh những lý do ngày càng nhiều khách hàng quốc tế chọn Việt Nam làm điểm đến để đầu tư:
1. Phí tư vấn 0 đồng
Ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực, khách hàng phải trả phí tư vấn như Đài Loan, Hàn Quốc… để được các chuyên viên tư vấn cung cấp các dịch vụ tham quan, trải nghiệm, tư vấn bất động sản, đặc biệt đối với những dự án cao cấp. Tại Việt Nam, chỉ cần lựa chọn một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, khách hàng sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
2. Khoản đầu tư thông minh
Trong khi Việt Nam chỉ mới đánh thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở mức 0,03% đến tối đa 0,15%, hiện chưa đánh thuế vào nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất, thì tại Singapore, khi mua bất kỳ bất động sản nào, người dân sẽ phải chịu thuế suất ở mức 3%. Nếu mua bất động sản thứ hai trở lên, họ sẽ phải trả thêm 7%, và tiếp tục thêm 10% đối với bất động sản thứ 3. Con số này với người nước ngoài mua nhà ở Singapore sẽ là 15%.
Một so sánh khác, để sở hữu một bất động sản trong phân khúc cao cấp tại Đài Loan, khách hàng phải trả mức giá có thể lên cao đến gấp từ 8 đến 10 lần so với một sản phẩm tương đương ở TP. HCM, đồng thời còn phải trả tiền để mua chính những khu vực công cộng như diện tích hồ bơi, phòng cộng đồng, phòng gym... chiếm trung bình khoảng 30% tổng diện tích của dự án.
3. Tiềm năng gia tăng giá trị vững chắc
Chứng kiến đà tăng trưởng chậm của các thị trường đã phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thể hiện rõ rệt từ sự sụt giảm số lượng giao dịch và ghi nhận doanh thu, các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng lựa chọn đầu tư tại những thị trường mới nổi như Việt Nam.
Với tỷ giá ở mức thấp, trị giá bất động sản ngay cả ở phân khúc cao cấp ở các thành phố lớn tại Việt Nam như TP.HCM hiện vẫn thấp hơn rất nhiều so với một sản phẩm cùng phân khúc tại những thành phố ở các nước phát triển khác tại châu Á như Hongkong, Singapore, Đài Loan…
4. Hành lang pháp lý nới rộng
Theo luật nhà ở ban hành năm 2005, chỉ các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi ở tại Việt Nam mới được mua bất động sản.
Tuy nhiên, Luật nhà ở năm 2014 đã nới rộng, theo đó, các cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam (theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài...) có thể mua và sở hữu bất động sản tại đây.
5. Hội nhập và đạt chuẩn quốc tế trong thiết kế - thi công - quản lý
Trên đà hội nhập quốc tế, các dự án bất động sản tại Việt Nam ngày càng chú trọng việc tuân thủ những quy định nghiêm ngặt chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu từ giới đầu tư trong và ngoài nước.